Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đền Hùng là nơi mà mỗi người Việt Nam khi nhắc đến cội nguồn, bao giờ cũng dùng hình ảnh “con Rồng cháu Tiên”, “Con Lạc cháu Hồng”; coi đó là niềm tự hào cho hồn thiêng sông núi, cho tinh hoa và giống nòi của dân tộc mình.
Địa Điểm Triển Khai
Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; là nơi thờ các vua Hùng có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Ngày xưa, vùng đất này là khu vực trung tâm của nước Văn Lang. Núi Hùng trông xa giống như đầu của một con rồng lớn hướng về Nam, mình rồng uốn lượn thành núi Trọc, núi Vặn, núi Pheo. Phía sau núi Hùng có những quả đồi lớn san sát nối liền dài tới 10km giống như đàn voi chầu về Đất Tổ, phía trước là ngã ba Bạch Hạc với sự hợp lưu của ba dòng sông lớn nhất miền Bắc: sông Hồng, sông Lô, sông Đà, tạo ra một vùng nước lớn mênh mông, từ đó có những quả đồi thấp lô nhô giống như một đàn rùa nước bò lên trầu về Nghĩa Lĩnh.
Phía Đông xa mờ là dãy Tam Đảo trùng điệp (núi mẹ), xa về phía nam là dãy Ba Vì cao ngất (núi cha) tụ lại. Sát núi Hùng còn có những quả đồi như phượng cặp như (Tiên Kiên), hổ phục (Khang Phụ - Chu Hoá). Cảnh thế ngoạn mục hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thủy tụ hội. Tương truyền vua Hùng đã đi khắp mọi miền, về đây chọn làm đất đóng đô. Núi Hùng là trung tâm, là tiêu điểm về thời đại các vua Hùng. Các ngôi đền thờ vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh (còn gọi là núi Cả theo địa phương hay các tên khác: núi Hùng, núi Hy Cương), có độ cao 175 mét so với mặt nước biển.
Rừng Đền Hùng
Với diện tích rừng 538ha, Đền Hùng được phong tặng cánh rừng già nhiệt đới, trong đó có 32 ha rừng nguyên sinh thuộc xã Hy Cương và xã Phù Ninh. Vùng rừng đệm có hơn 500ha thuộc hai xã trên và các xã Chu Hóa, Tiên Kiên, Thanh Đình và Vân Phú. Rừng quốc gia Đền Hùng nằm ở khu vực khí hậu Á nhiệt đới gió mùa. Rừng quốc gia Đền Hùng thuộc loại rừng nhiệt đới theo kiểu rừng nhiều tầng. Rừng tự nhiên nằm ở sườn và đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, tầng cây lớn, một độ khoảng 200 cây một ha, chiều cao của cây trung bình từ 10-20 mét, đường kính trung bình 15-20 cm. Có thể chia làm hai tầng.
Tầng 1 gồm các cây chò nâu, bồ lâu, trám trắng, sấu, gội tẻ, hồng nháp, lim sẹt, lim xanh, có chiều cao vượt khỏi tán rừng, cao khoảng 20-20 mét. Tầng 2 là tầng tán chính của rừng, chiều cao của cây thấp hơn tầng 1, chỉ khoảng 10-15 mét nhưng độ khép tán lại khá dày. Ngoài những cây ở tầng 1, tầng 2 còn có các cây đại phong tử, giẻ xanh, giẻ gai, quếch tía, nhội, thôi canh, cà muối, nhãn rừng, thị rừng... có cả lim xanh... Ngoài ra còn có tầng cây tái sinh. Tầng cây bụi có độ che phủ khá rậm trên mặt đất gồm dương xỉ, quyết lá xẻ, cỏ lá, cỏ lào, sim mua...
Dự Án Trồng Rừng của HALUTA
cận cảnh công trường trồng cây
Ngày 28/8/2023, Cây xanh-HALUTA đã ký Hợp đồng 01 trồng và chăm sóc bảo vệ rừng năm thứ nhất tại Khu Bắc Đồi Sim - Khu Di tích lịch sử Đền Hùng. Ngày 20/12/2023, công ty ký hợp đồng thứ 2 – Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên có trồng bổ sung tại khu Đồi Công quán. Tổng diện tích của cả 2 hợp đồng là gần 4 ha với tổng hơn 1073 cây các loại (cây giổi, cây đinh, kim giao, vàng anh, nhội, chò…). Đến ngày 28/2/2024, 02 dự án đã trồng xong cây và cây đã lên xanh tốt, trở thành rừng.
Lời Kêu Gọi
Vì một Việt Nam xanh và cũng là tri ân công đức các bậc tiền nhân đã có công dựng nước, với tâm niệm góp thêm sức lực nhỏ bé vào việc tu tạo, nhân lên màu xanh cho núi Nghĩa Lĩnh và rừng Quốc gia Đền Hùng. Giữ màu xanh cho Nghĩa Lĩnh chính là giữ cho nơi này luôn là điểm đến, là ước vọng tìm về của Cây xanh HALUTA hôm nay và mai sau. Cây xanh Haluta luôn hân hạnh được đồng hành cùng bạn tại haluta